Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng Amibroker Trong Phân Tích Cổ Phiếu (Bản Full)
- Cách cài đặt phần mềm phân tích kỹ thuật Amibroker
- Hướng dẫn cập nhật dữ liệu cho Amibroker hàng ngày
- Các chỉ báo thường được sử dụng trên Amibroker
Hiện nay có rất ít website hướng dẫn cài đặt và sử dụng Amibroker cho nhà đầu tư mới.
Trên thị trường cũng không có 1 cuốn sách hướng dẫn Amibroker nào, trong khi đây là một công cụ rất hữu ích và hỗ trợ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ.
Bài viết nằm trong Series: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán thành công của Lạng
Giải nén bộ cài đặt vừa tài về. Trong bộ cài đặt có 3 file:
- AmiBroker chúng tôi file cài đặt Amibroker
- Brokey.dll: file crack
- Readme.txt: file hướng dẫn
Sau khi truy cập file AmiBroker chúng tôi bạn ấn " để tiếp tục
Bỏ tích chọn sau đó ấn để thực hiện Crack
Bạn copy file chúng tôi vào thư mục cài Amibroker, thường lưu ở C:Program Files (x86)AmiBroker hoặc C:Program FilesAmiBroker
Hiện nay một số ứng dụng cập nhật dữ liệu realtime cho Amibroker như Data feed đã bắt đầu thu phí sử dụng hàng tháng.
Vì vậy để tiết kiệm cho nhà đầu tư, chúng tôi sẽ giới thiệu cách cập nhật dữ liệu hoàn toàn miễn phí từ nguồn có sẵn trên Cafef, chỉ với 3 bước đơn giản sau đây:
Download dữ liệu từ Cafef về như hình:
Giá cổ phiếu (mô hình nến nhật bản), Bolinger Band, đường trung bình động, giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao và thấp nhất trong phiên... và nhiều thông tin quan trọng khác khi đi sâu vào nghiên cứu.
Thông tin về khối lượng giao dịch chứng khoán mua bán theo ngày được thể hiện bằng dạng cột.
Màu xanh lá thể hiện phiên tăng giá, màu đỏ thể hiện phiên giảm giá.
Ngoài ra, khu vực này có thể hiển thị những chỉ số khác như MACD, RSI, ADX...
Nếu bạn muốn phân tích Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (mã cổ phiếu AAA), bạn chỉ cần nhập 3 ký tự của cổ phiếu đó vào ô này.
Hiển thị tất cả các công cụ cần thiết để vẽ và phân tích biểu đồ.
Khu vực này có chứa các công cụ quan trọng như:
- Đường thẳng để kẻ xu hướng.
- Các dạng Fibonaci như: Fibonacci Time Zones, Fibonacci Fan, Fibonacci Time Extension, Fibonacci Retracement.
- Các công cụ vẽ hĩnh khác: mũi tên, hình tròn, hình vuông dùng để đánh dấu vùng giá cần phân tích.
- Điều chỉnh to nhỏ biểu đồ tùy ý bằng dấu (+) hoặc (-).
Lưu ý: Để vẽ đường xu hướng hay các Fibonaci, bạn kích chọn vào biểu tượng cụ thể rồi vẽ trực tiếp vào vùng (1).
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật.
Có phân chia theo từng khung bậc giá, bạn có thể biết giá bạn đang phân tích nằm ở đâu khi nhìn sang khu vực 5 này
Số lượng cổ phiếu mua bán được thể hiện ở khu vực này. Khu vực này cũng có thể hiển thị các chỉ số cơ bản khi chúng ta chèn một công cụ cần phân tích vào đây. VD: RSI, ADX, MACD...
Khu vực khoanh đỏ của hình bên dưới là thanh chức năng rất quan trọng, hay được sử dụng.
Màn hình sẽ hiển thị như hình phía trên.
Chart là gì: Là các biểu đồ về chỉ số như: Giá (price), Khối lượng (volume), các chỉ số đường trung bình ()... Qua đó chúng ta có thể theo dõi được vùng giá mua bán hợp lý.
Những chart cơ bản cần thêm:
Là đồ thị về giá của , được thể hiện bằng hình cây nến Nhật Bản (Nến xanh là giá tăng, nến đỏ là giá giảm).
Thể hiện các mức giá mà cổ phiếu dao động trong 1 phiên, nhiều cây nến tạo thành biểu đồ giá qua các năm và tháng.
Muốn thêm Price bạn vào .
Nháy chuột phải vào chọn hoặc kéo thả ra vùng bạn muốn hiển thị.
Là đồ thị về khối lượng giao dịch của cổ phiếu, được thể hiện bằng hình trụ (Hình trụ xanh thể hiện giá tăng).
Thể hiện số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên giao dịch, nhiều hình trụ liên tục tạo thành biểu đồ khối lượng theo tháng năm.
Muốn thêm Volume, bạn vào
Nháy chuột phải vào chọn hoặc kéo thả ra vùng bạn muốn hiển thị.
Bollinger Bands xây dựng dựa trên đường trung bình giá 20 phiên +/- 2 lần độ lệch chuẩn cho dải trên và dải dưới.
Đây là 1 chỉ báo kỹ thuật dùng để xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ khá hiệu quả.
Muốn thêm Volume, bạn vào
Nháy chuột phải vào chọn
Là đồ thị thể hiện giá trung bình ở số lượng phiên được chọn.
Nhà đầu tư thường dùng MA 20 (tức giá trung bình qua 20 phiên cho phân tích ngắn hạn), MA 50 cho phân tích trung hạn, MA 100 và 200 cho phân tích dài hạn.
Muốn thêm các đường MA, bạn vào
Nháy chuột phải vào chọn
Sau đó, hộp thoại sẽ xuất hiện, bạn chọn và điều chỉnh những thông tin sau:
- Periods: số phiên tính giá trung bình (20 phiên cho ngắn hạn, 50 cho trung hạn...)
- Color: Màu đường MA muốn hiển thị
- Style: Nét đứt, nét đậm, ẩn hiện...
Indicators là các chỉ số quan trọng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm cho tín hiệu mua bán, tích cực hay tiêu cực bao gồm các chỉ số: MACD, ADX, RSI, Stochastic %D và %K...
Là đồ thị thể hiện tín hiệu mua bán rất hữu ích. Gồm 2 đường Signal (màu xanh) và MACD (màu đỏ).
Khi đó đường Signal cắt lên so với MACD cho tín hiệu mua. Ngược lại, khi đường Signal cắt xuống MACD cho tín hiệu bán.
Muốn thêm đường MACD, bạn vào
Nháy chuột phải vào chọn
Cũng là những chỉ số phân tích kỹ thuật quan trọng. Bạn chỉ cần làm tương tự như MACD để chèn vào khu vực đang phân tích.
* Lưu ý:
- Bạn có thể tạo 1 biểu đồ giá với nhiều chỉ số Indicators để tiện theo dõi và hỗ trợ phân tích tổng quan
- Bạn cũng có thể tạo thêm nhiều biểu đồ giá với từng chỉ số Indicators riêng biệt ở mỗi sheet để theo dõi rõ hơn.
Bạn đã chọn được biểu đồ như ý và đang làm việc với cổ phiếu cần phân tích.
Nhưng khi tắt và bật phần mềm lên bạn muốn tiếp tục với biểu đồ đang sử dụng, và những thao tác đang dùng không thay đổi.
Bạn nên sử dụng tính năng save layout.
Để lưu Layout (mẫu biểu đồ) làm mặc định bạn thực hiện như sau:
Vào thanh chức năng chọn Layout
Qua bài viết này, Lạng hy vọng bạn sẽ nắm được cách cài đặt phần mềm Amibroker cũng như làm sao để sử dụng một số tính năng phổ biến trong phân tích kỹ thuật.
Suy cho cùng...
Phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn lựa chọn thời điểm hợp lý để mua bán cổ phiếu.
Tuy nhiên, để duy trì hiệu quả đầu tư ở một mức cao trong dài hạn, điều quan trọng là bạn phải thực sự hiểu rõ về doanh nghiệp.
Đọc hiểu báo cáo tài chính, định giá cổ phiếu một cách thành thạo... là những kỹ năng bạn nên trau dồi thường xuyên để có những quyết định đầu tư thực sự sáng suốt.